ROSPIMECIN

ROSPIMECIN

Thành phần:

Spiramycin 750.000 I.U.

Metronidazol 125 mg

Dạng trình bày:

Hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim

Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mạn tính hoặc tái phát (áp-xe răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm).
  • Dự phòng nhiễm khuẩn răng miệng trước và sau phẫu thuật.

Liều dùng:

  •  Người lớn: ngày 4-6 viên, chia 2-3 lần. Trường hợp nặng: 8 viên/ngày.
  •  Trẻ em 10-15 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.
  •  Trẻ em 6-10 tuổi: 1 viên x 2 lần/ngày.

Spiramycin – Metronidazol
Viên bao phim
THÀNH PHẦN
Spiramycin …….………………………. 750000 I.U.
Metronidazol ………………………………. 125 mg
Tá dược ……………….……………. vừa đủ 1 viên
(Era tab, era pac, L-HPC, hydrated aluminium hydroxyd, crospovidon, natri
croscarmellose, povidon K30, acid citric, pluronic F68, sodium starch glycolat, magnesi
stearat, HPMC, titan dioxyd, tween 80, PEG, ponceau 4R).
DẠNG TRÌNH BÀY
Viên bao phim. Hộp 2 vỉ x 10 viên.
DƯỢC LỰC HỌC
Rospimecin là thuốc phối hợp giữa spiramycin – kháng sinh họ macrolid và metronidazol

  • kháng sinh họ 5 –nitro-imidazol, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng.
    Spiramycin có hoạt tính kháng khuẩn trên các vi khuẩn thường gây bệnh vùng răng
    miệng như liên cầu khuẩn không phải nhóm D, phế cầu khuẩn, Mycoplasma, Chlamydia,
    Corynebacterium, Actinomyces.
    Hoạt tính kháng khuẩn của metronidazol trên các vi khuẩn thường gây bệnh vùng răng
    miệng như trực khuẩn kỵ khí bắt buộc: Clostridium, Bacteroides fragilis,
    Peptostreptococcus, Peptococcus, C. perfringens, Bifidobacterium bifidum.
    DƯỢC ĐỘNG HỌC
    Spiramycin được hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn ở đường tiêu hóa, khoảng 20-
    50% liều sử dụng. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 2-4 giờ sau khi
    uống. Thức ăn làm giảm khoảng 70% nồng độ thuốc tối đa trong huyết thanh và làm cho
    thời gian đạt đỉnh chậm 2 giờ. Thuốc phân bố rộng khắp cơ thể, đạt nồng độ cao trong
    phổi, amidan, phế quản và các xoang. Thời gian bán hủy là 5-8 giờ. Thuốc thải trừ chủ
    yếu ở mật, tại đó nồng độ lớn gấp 15-40 lần nồng độ trong huyết thanh. Spiramycin đi
    qua sữa mẹ.
    Metronidazol hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ hiệu nghiệm trong
    huyết thanh đạt sau 2-3 giờ và kéo dài hơn 12 giờ sau 1 liều uống duy nhất. Nồng độ cao
    trong gan và mật. Metronidazol chuyển hóa ở gan, thải trừ qua nước tiểu một phần dưới
    dạng glucuronid làm cho nước tiểu có màu nâu đỏ. Thời gian bán hủy khoảng 7 giờ.
    Metronidazol xuyên qua nhau thai và sữa mẹ.
    Hai hoạt chất spiramycin và metronidazol trong Rospimecin thâm nhập tốt vào các mô
    vùng răng miệng: trong nước bọt, nướu và xương ổ răng.
    CHỈ ĐỊNH
  • Nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mạn tính hoặc tái phát (áp-xe răng, viêm nướu, viêm
    miệng, viêm nha chu, viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm).
  • Dự phòng nhiễm khuẩn răng miệng trước và sau phẫu thuật.
    CHỐNG CHỈ ĐỊNH
    Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, erythromycin, dẫn chất nitro-imidazol.
    Phối hợp với disulfiram.
    Trẻ em dưới 6 tuổi (do dạng bào chế không thích hợp).
    LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
    Thuốc uống. Uống trong bữa ăn.
    Người lớn: ngày 4-6 viên, chia 2-3 lần. Trường hợp nặng: 8 viên/ngày.
    Trẻ em 10-15 tuổi: ngày 3 viên, chia 3 lần.
    Trẻ em 6-10 tuổi: ngày 2 viên, chia 2 lần.
    THẬN TRỌNG
    Rối loạn chức năng gan.
    Không uống rượu khi đang dùng thuốc.
    Bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên.
    Ngưng thuốc khi chóng mặt, lú lẫn tâm thần.
    Theo dõi công thức bạch cầu trong trường hợp có tiền sử rối loạn máu hoặc điều trị với
    liều cao và/hoặc dài ngày.
    PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
    Không nên dùng cho phụ nữ mang thai (đặc biệt 3 tháng đầu) hoặc cho con bú.
    NÊN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ TRƯỚC KHI DÙNG BẤT CỨ LOẠI THUỐC
    NÀO
    TƯƠNG TÁC THUỐC
    Liên quan đến spiramycin: thận trọng khi phối hợp với Levodopa. Spiramycin làm giảm
    tác dụng của thuốc uống ngừa thai.
    Liên quan đến metronidazol: Disulfiram: gây những cơn hoang tưởng và rối loạn tâm
    thần. Thuốc chống đông máu đường uống (warfarin): tăng tác dụng thuốc chống đông
    máu và tăng nguy cơ xuất huyết. Vecuronium: tăng tác dụng của vecuronium.
    Phenobarbital: làm tăng chuyển hóa metronidzol
    ĐỂ TRÁNH CÁC TƯƠNG TÁC CÓ THỂ XẢY RA, PHẢI LUÔN LUÔN BÁO CHO BÁC SĨ
    HOẶC DƯỢC SĨ MỌI THUỐC KHÁC ĐANG DÙNG
    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
    Hay gặp: rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng (nổi mề đay), miệng có vị kim loại.
    Ít gặp: giảm bạch cầu, mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, viêm kết tràng cấp tính.
    Hiếm gặp: mất bạch cầu, động kinh, viêm đa dây thần kinh, ban da, ngứa, nước tiểu màu
    nâu đỏ, phản ứng phản vệ.
    THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ MỌI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
    GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC NÀY
    SỬ DỤNG QUÁ LIỀU
    Triệu chứng: buồn nôn, nôn, co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên.
    Xử trí: không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
    BẢO QUẢN: nơi khô, dưới 30oC, tránh ánh sáng.
    HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
    Sản xuất theo TCCS.
    ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
    ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
    THUỐC BÁN THEO ĐƠN
    Sản xuất tại Công ty ROUSSEL VIỆT NAM
    Số 1, đường số 3, KCN Việt Nam Singapore, Thuận An, Bình Dương – Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *